Lưu ý Người_Tráng

  1. rauz đọc là ràu/làu nghĩa là "mình". Từ “Lao” có lẽ có nguồn gốc từ một tên gọi cổ được nhiều nhóm Tai sử dụng, ví dụ như người Lào. Dodd (1923) cho rằng Lao/Lau là một tên tự xưng cổ hơn từ Tai/Dai/Thai, và những người khởi xướng trang “Zhuang online” (www.rauz.net.cn) đưa ra từ {rauz} [l/ra:uA2] làm tên chung cho người Bố Y, Tráng ở Trung Quốc và một số nhóm Tai ở Việt Nam.
  2. Jerold A. Edmondson trích dẫn Zhongguo Da Baike Quanshu (1986:585) nói rằng một trong các tên tự xưng của người Tráng là Buyue.[4] Nhưng Eric C.Johnson lưu ý rằng: Mặc dù bính âm chuẩn cho từ này là "buyue" (布越), khi Đái Quang Lộc (DaiGuanglu 戴光禄) và Hà Chính Đình (HeZhengting 何正廷) (2006) dùng Hán tự 布越 để viết tên nhóm Tráng Yei, họ thêm phiên âm quốc tế là [pu22 jai13]. Trong tiếng Hán không có từ nào phát âm là "yei" hay "yai", vì thế hai nhà nghiên cứu này khi viết bằng Hán tự bị buộc phải lựa chọn từ "yue" nghe tương tự[9]
  3. Tên gọi Tai-Kadai do Paul K. Benedict đề xuất vào những năm 1940, trong đó '-Kadai' là từ ghép giữa Ka, một tiền tố trong các ngôn ngữ Gelao (Cờ Lao) có nghĩa là người và Dai, một trong số các tên tự xưng của người Hlai sống trên đảo Hải Nam (Trung Quốc). '-Kadai' không phải là tên tộc danh được bất cứ nhóm dân tộc nào trong ngữ hệ này sử dụng, do đó tên gọi Tai-Kadai dần bị Kra-Dai thay thế. Kra-Dai do Weera Ostapirat (2000) đưa ra, là một từ ghép giữa hai tộc danh Kra và Tai (Dai).
  4. Hán Thượng Cổ phục nguyên cho Chu 楚 (Sở) và Xia 夏 (Hạ) đều xấp xỉ *khra C
  5. Michel Ferlus (2009) cho rằng các tộc danh Tay/Tai/Thai/, Hlai và Li (lǐ 俚, lí 黎, một tên gọi do người Hán đặt cho người Hlai) đều có nguồn gốc từ *k.ri[27], trong đó:
    • Hlai /ɬai/: *k.riː> *kʰliː> *ɬiː> ɬaj
    • Tai/Thai (Tay/Thay) /taj/ hoặc /tʰaj/: *k.riː> *k.liː> *k.diː/ *k.daj> *diː/*daj> *dajA> tʰajA2/tajA2
    • <Hán Cổ *liX <Hán Thượng Cổ *C-rjɨʔ [rɨʔ]
    • <Hán Cổ *lej <Hán Thượng Cổ *C-rɨj [C.rɨ]

  6. Michael Churchman (2010:30) nhắc tới nguồn gốc của tên gọi Việt, một từ cùng gốc với tên vương quốc cổ Yuet (越) như sau:
    Tổ tiên của những người mà ngày nay thường được gọi là Việt khá muộn trong việc lấy từ Việt làm một danh xưng cho mình, và họ không có vẻ đã từng có bất cứ tên gọi nào cho bản thân mà không nhặt ra từ một hình mẫu nào trong các ghi chép Hán. Hình thái âm vị của từ “Việt” như được sử dụng trong tiếng Việt hiện đại hé lộ rằng nó được mượn khá muộn vào ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Việt hiện đại. Từ “Việt” trong tiếng Việt được phát âm theo các quy luật của các lớp từ mượn Hán phát triển từ hệ thống phát âm trong Hán Cổ thời kỳ muộn được mượn vào cuối Nhà Đường.[30]
  7. Tồn tại một điều bí ẩn nào đó ở đây vì mục từ dành cho loài này không tồn tại trong các ngôn ngữ Hlai, mặc dù về mặt lịch sử loài bò sát này có tồn tại dọc vùng ven biển Quảng Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, và Việt Nam.[32] Hlai có một từ khác, Tiền-Hlai *kǝyʔ (phục nguyên: Peter Norquest), với thanh C dường như có cùng gốc với tiếng Tai Tây Nam khee ~ kɛɛ ~ khia ~ hia ‘cá sấu (nước ngọt)’ hoặc hia ~ hee ~ kia ~ chia ~ chii ‘kỳ đà nước (V. salvator)’ tất cả các từ này đều lấy thanh C.[32] Nhưng sự nhầm lẫn về ngữ nghĩa giữa kỳ đà nước và cá sấu rất phổ biến.[32] Kỳ đà nước sống nhiều trên đảo Hải Nam, trong khi cá sấu đã tiệt chủng từ lâu.[32] Trong bất cứ trường hợp nào, hai từ nay có lẽ cuối cùng có liên hệ tới Hán Thượng Cổ dành cho 'kỳ giông khổng lồ' (giant salamander) được tìm thấy tại châu thổ sông Trường Giang, một loài vật sống xa hơn về phía bắc, Hán Thượng Cổ (?) *ngieg hoặc *g’a (trong cuộc tiếp xúc riêng giữa James R. Chamberlain và Michael Carr về chủ đề Erh-Ya).[32] Có lẽ yên tâm hơn với việc có cả hai loài này trong các ngôn ngữ Hlai, cá sấu và kỳ đà, cho mục đích so sánh để chắc rằng cả hai loài hoàn toàn có thể phân biệt được với nhau trong dữ liệu ngôn ngữ. Cho đến nay điều này chưa thể phân biệt được trong các tài liệu đang tồn tại.[32]Loài này (cá sấu nước mặn) không tồn tại trong các ngôn ngữ Hlai là một điều quan trọng vì nó chứng tỏ rằng Hlai và Tai phân tách trước khi người Tai di cư ra vùng ven biển từ nước Sở.[33]
  8. Một phương ngữ của tiếng Phúc Kiến được nói tại thành phố Hạ Môn
  9. Dùng chữ Yuet để tránh nhầm lẫn với chữ Việt, một từ dùng để chỉ người Việt Nam và ngôn ngữ của họ.
  10. Michel Ferlus (2009) chỉ ra rằng Giao (jiāo 交) trong Giao Chỉ và Keo (kɛːwA1), một tên gọi mà các dân tộc Tai dùng để chỉ người Việt Nam, có cùng gốc với tộc danh của người Lào (lǎo 獠) và Gelao (Cờ Lao) một nhóm thuộc nhánh Kra.[44] Chúng bắt nguồn từ nguyên ngữ *k.raːw.[44] Các phục nguyên cho jiāo 交 và lǎo 獠 như sau[44]:
    jiāo < Hán Cổ *kæw < Hán Thượng Cổ *kraw [k.raw]
    lǎo < Hán Cổ *lawX < Hán Thượng Cổ *C-rawʔ [C.rawˀ]
    kɛːwA1 khởi nguyên là tên gọi mà các nhóm dân khác dùng để chỉ các dân tộc Tai. Trong tiếng Pu Péo (nhánh Kra), kew vẫn được dùng để chỉ người Tày ở miền bắc Việt Nam[45].
  11. ၶႃ /kha:1/:đùi.[49].
  12. ၵၢဝ်ႈ /ka:w3/:bắp chân.[49]
  13. Thanh điệu của một số từ được phát âm quá yếu, gây kho khăn cho việc quyết thanh điệu, những thanh đó được ghi là 0.
  14. James R. Chamberlain cho rằng "Bố" trong tiếng Việt là từ mượn từ ngôn ngữ Tai chứ không phải từ thuần Việt[50].
  15. về mặt thiên văn học, căn nguyên của vũ trụ được thể hiện bằng Mặt Trời hay Cực Tinh—nằm ở trung tâm của biểu tượng—với chòm sao Bắc đẩu quay xung quanh nó—trong biểu tượng được thể hiện bằng chim, chấm, sóng. Biểu tượng này thấy trên trống đồng, tượng đài và miếu thờ của người Tráng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Tráng http://chl-old.anu.edu.au/publications/csds/csds20... http://www.rauz.net.cn/ http://www.360doc.com/content/12/0813/22/276037_23... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/116698 http://www.doc88.com/p-644582398739.html http://yn.dongxingnet.com/index.php?m=content&c=in... http://www.ethnologue.com/language/zha http://lingweb.eva.mpg.de/numeral/Zhuang-Fuping.ht... http://www.academia.edu/3554295/The_Biography_of_t... http://www.academia.edu/3659357/Tai_Words_and_the_...